RAM được biết đến là hệ thống đặc biệt quan trọng trên máy tính. Dung lượng RAM còn quá ít sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn. Do đó, để biết được máy tính còn bao nhiêu RAM thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Win Giá Rẻ nhé! Bài viết sẽ bật mí cho bạn cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11.
RAM là gì?
RAM được biết đến với tên gọi đầy đủ là Random Access Memory. Đây chính là bộ nhớ được cài đặt trên bo mạch chủ của máy tính với nhiệm vụ để lưu trữ thông tin. Có một điều đặc biệt là RAM chỉ là một bộ nhớ tạm thời và bạn sẽ mất hết dữ liệu khi tắt máy tính.
Trong một số tình huống nhất định, để thuận tiện hơn trong công việc thì bạn cần nắm được dung lượng RAM máy tính còn lại bao nhiêu. Đặc biệt là xem hệ thống còn có đủ dung lượng để chạy được các ứng dụng nặng hay không?
Đặc biệt khi máy tính hoạt động chậm thì bạn cần kiểm tra xem dung lượng RAM còn lại bao nhiêu, ứng dụng nào đang sử dụng RAM nhiều nhất để có thể giải phóng kịp thời. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 4 cách kiểm tra dung lượng RAM trên máy tính dùng Windows 11 (Pro/Home/Edu).
Cách kiểm tra dung lượng RAM trên máy tính Windows 11 phổ biến nhất
Lưu lại ngay một trong bốn cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11 dưới đây nhé!
Cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11 qua Settings
Bước 1: Chọn menu Start dưới cùng góc trái màn hình.
Bước 2: Kích chọn biểu tượng bánh răng để mở Settings. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Windows + I.
Bước 3: Nhấn chọn System ở cửa sổ kế tiếp.
Bước 4: Tại khung phía bên trái của cửa sổ tùy chọn System, bạn di chuyển chuột xuống phía dưới cùng và nhận chọn “About”.
Bước 5: Quan sát kỹ mục Device Specifications ở khung thông tin bên phải. Tại đây sẽ hiện rõ dung lượng RAM để bạn có thể nắm được.
Cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11 bằng System Information
Bước 1: Nhấn chọn tổ hợp phím Windows + R để khởi động chạy hộp thoại Run.
Bước 2: Nhập msinfo32 vào khoảng trống tìm kiếm bên cạnh Open.
Bước 3: Chọn OK để mở cửa sổ System Information.
Bước 4: Nhấn chọn System Summary tại ngăn bên trái của cửa sổ System Information.
Bước 5: Quan sát cửa sổ System Information bên trái, nhấn vào System Summary. Tại cửa sổ bên phải, cuộn xuống tìm Installed Physical Memory (RAM) để thấy được dung lượng RAM của máy tính.
Cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11 bằng Command Prompt
Bên cạnh 2 cách trên thì bạn cũng có thể áp dụng Command Prompt để check dung lượng RAM trên laptop Windows 11. Tuy nhiên, với một số người thì cách này tương đối khó khăn. Đừng lo, thao tác theo các bước dưới đây để thực hiện thành công nhé!
Bước 1: Nhấn vào menu Start dưới cùng ở màn hình.
Bước 2: Gõ “Command Prompt” để tiến hành tìm kiếm.
Bước 3: Nhấp vào kết quả tương ứng để khởi chạy Command Prompt.
Bước 4: Gõ lệnh “wmic memorychip get/format:list” vào Command Prompt.
Bước 5: Nhấn Enter trên bàn phím để tiến hành chạy lệnh.
Bước 6: Sau khi lệnh đã khởi chạy, giá trị dung lượng RAM sẽ được hiện bên cạnh Capacity.
Cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11 bằng Task Manager
Task Manager là tính năng đặc biệt quan trọng được sử dụng nhiều trên máy tính. Đây được biết đến là ứng dụng có nhiều chức năng, đặc biệt là cung cấp thông tin về quá trình làm việc và trạng thái của bộ nhớ. Trong đó có dung lượng RAM. Từ đó giúp bạn cân đối quá trình làm việc và sử dụng bộ nhớ.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar trên máy tính của bạn.
Bước 2: Nhấn chọn Task Manager. Có một cách đơn giản hơn là bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete để khởi chạy Task Manager.
Bước 3: Task Manager thường sẽ khởi chạy thông qua một cửa sổ khá nhỏ. Để thuận tiện hơn thì bạn hãy kéo chuột xuống phía dưới, nhấn chọn “More details” để mở rộng cửa sổ.
Bước 4: Cửa sổ lớn hiện ra, nhấn chọn “Performance” ở trên cùng.
Bước 5: Nhấn chọn “Memory” ở cửa sổ bên trái để xem tất cả thông tin về RAM của bạn. Dung lượng RAM sẽ được hiện lên phía trên cùng.
Kết luận
Bài viết trên của Win Giá Rẻ đã mách bạn 4 cách kiểm tra dung lượng RAM trên Windows 11. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ thao tác làm việc trên máy tính được hiệu quả hơn. Từ đó công việc không bị gián đoạn.