So sánh Windows Server và Windows Desktop – sự khác biệt nằm ở đâu?

Windows hiện đang được biết đến là một hệ điều hành hoạt động trên máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Với rất nhiều phiên bản khác nhau và nổi bật đó là Windows Server và Windows Desktop. Bạn đã biết rõ sự khác nhau giữa phiên bản này chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của Win Giá Rẻ nhé!

Windows Server là gì?

Windows Server là một phiên bản của hệ điều hành Windows dành cho máy chủ đến từ Microsoft. Nhiệm vụ chính đó là giúp người dùng có thể quản lí cơ sở hạ tầng, hệ thống kĩ thuật một cách tối đa nhất. Hiện nay có khá nhiều phiên bản Windows Server khác nhau bao gồm Windows Server 2016, Windows Server 2019, Windows Server 2022  hệ điều hành này đang được tin tưởng sử dụng bởi các công ty công nghê lớn nhất hiện nay bởi khả năng tin cậy, đảm bảo độ an toàn dữ liệu và cung cấp môi trường máy chủ vững chắc.

So sánh Windows Server và Windows Desktop – sự khác biệt nằm ở đâu?

Ưu điểm của Windows Server

  • Windows Server có khả năng quản lí rất nhiều máy tính, dữ liệu và thực hiện chạy các dịch vụ mà người dùng truy cập qua mạng.
  • Hỗ trợ rất nhiều phần mềm máy chủ với các tính năng và dịch vụ nâng cao phải kể đến như: Windows Deployment Services, DHCP, DNS,…
  • Thiết bị được tích hợp sẵn công cụ bảo mật.
  • Windows Server sẽ bị locked down (khóa chặt), điều này sẽ chặn người dùng truy cập một số Web thông thường như: Microsoft Store, Timeline, Cortana,… và không thể đồng bộ cài đặt giữa các thiêt bị.

Windows Desktop là gì?

Windows Desktop là hệ điều hành Windows thông thường, là tập hợp các chương trình, phần mềm điều hành và quản lí hệ thống trên máy tính. Với mục đích chính là nơi cung cấp môi trường làm việc để người dùng sử dụng các ứng dụng, phần mềm một cách dễ dàng và nhanh chóng. So sánh Windows Server và Windows Desktop – sự khác biệt nằm ở đâu?

Chức năng của Windows Desktop

  • Giúp người dùng thực hiện các thao tác cơ bản trên máy tính và quản lí các tệp tin,dữ liệu được lưu trên hệ thống.
  • Cung cấp hệ thống lệnh để điều hành máy tính được gọi là System Command.
  • Hỗ trợ hệ thống giao diện đơn giản để người dùng dễ dàng sử dụng.
  • Cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông dụng như: chương trình duyệt Web, soạn thảo văn bản,…

Điểm khác biệt của Windows Server so với Windows Desktop

Ở bài viết này, mình sẽ lấy ví dụ về hai phiên bản là Windows 10 bản quyền và Windows Server 2016 để tìm điểm khác biệt nhé. Về cơ bản thì hai phiên bàn này để có code giống nhau nhưng vẫn sẽ có một số tính năng khác biệt. Do đó, đây là hai phiên bản hoàn toàn khác nhau, Windows Server sẽ có một số tính năng nổi bật hơn so với Windows Desktop ở một số điểm như sau:

Windows Server hỗ trợ nhiều bộ nhớ hơn

Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 phiên bản Windows này. Với Windows Desktop, bộ nhớ tối đa được hỗ trợ là 4GB trên phiên bản x86 và 2TB cho phiên bản x64. Tuy nhiên, với Windows Server thì dung lượng bộ nhớ được hỗ trợ lớn hơn rất nhiều, lên đến 24TB RAM và tùy theo phiên bản Windows mà bạn sử dụng.

Windows Server hỗ trợ nhiều CPU hơn

Máy tính Windows Server sẽ sử dụng phần cứng hiệu quả hơn Windows Desktop. Thí dụ như đối với Windows 10 Home thì người dùng sẽ chỉ được hỗ trợ 1 CPU vật lí, phiên bản Win 10 Pro thì sẽ là 2 CPU. Windows Server thì lại khác. Với Win Server 2016 thì máy tính được hỗ trợ đến 64 socket CPU. Các phiên bản Win 10 32bit sẽ hỗ trợ 32 nhân và 64bit là 256 nhân. Ở phiên bản Windows Server thì lại không giới hạn số nhân đó. So sánh Windows Server và Windows Desktop – sự khác biệt nằm ở đâu?

Windows Server cho phép thiết bị kết nối nhiều mạng hơn

Tiếp đến là sự khác biệt về giới hạn kết nối thiết bị. Phiên bản Windows Desktop sẽ giới hạn con số đó là từ 10 đến 20 kết nối mạng. Khi bạn sử dụng Windows Server thì việc giới hạn về kêt nối là hoàn toàn không có. Thậm chí thiết bị của bạn còn được hỗ trợ thêm tùy thuộc vào khả năng của phần cứng nữa đó.

So sánh Windows Server và Windows Desktop – sự khác biệt nằm ở đâu?

Cấu hình cho các tác vụ trên Windows Server ở chế độ nền

Phiên bản Server của Windows mặc định là sẽ ưu tiên chạy các tác vụ và dịch vụ ở chế độ nền. Khác biệt hẳn với phiên bản Windows Desktop thì lại tập trung vào các nhiệm vụ ở chế độ trực diện. Tuy rằng việc ưu tiên sẽ có thể bị thay đổi trong tương lai, nhưng chắc chắn rằng bản Desktop cũng sẽ không thể đạt được hiệu suất như bản Server.

So sánh mức giá giữa Win Desktop và Win Server

Nếu máy tính của bạn sử dụng phiên bản Windows Desktop thì có thể update miễn phí lên các phiên bản mới tiếp theo. Ví dụ như có sẵn Key Windows 7 ,8 thì bạn có thể cài đặt Windows 10 miễn phí. Với phiên bản Windows Server 2016 thì bạn lại không dễ dàng mua được nó với tư cách người dùng cá nhân mà giá mua cũng sẽ rất đắt. giấy phép bản quyền đến từ Microsoft sẽ dao động từ 500$ đến 6.200$ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn.

Tạm kết

Vậy là các bạn đã hiểu rõ hơn về hai phiên bản Windows Server và Windows Desktop cũng như sự khác biệt giữa chúng rồi nhỉ? Từ đó hãy suy nghĩ và cân nhắc xem mình sẽ xử dụng phiên bản nào nhé. Hi vọng bài viết của Win Giá Rẻ đã giúp ích cho bạn.

5/5 - (13 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *