Chắc hẳn khi nhắc đến hệ điều hành Windows thì không thể bỏ qua phiên bản Windows 10 với rất nhiều bản khác nhau cùng các tính năng mạnh mẽ. Để có cái nhìn tổng quan cũng như các điểm khác biệt giữa Windows 10 Home, Pro, Edu và Enterprise thì bạn hãy đón đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về Windows 10
Được biết đến là một hệ điều hành máy tính cá nhân nổi tiếng của Windows – Windows 10 được phát triển bởi Microsoft và chính thức ra mắt vào năm 2015. Khác với bản Win 7/8 giá rẻ trước đây thì Microsoft đã gắn nhãn cho Windows 10 như là một “dịch vụ” dành cho máy tính với Key active Win 10 bản quyền.
Kể từ khi ra mắt đến nay thì người dùng đã được trải nghiệm các phiên bản khác nhau và để có cái nhìn tổng quan hơn về sự khác biệt giữa các phiên bản này thì hãy tiếp tục đọc nhé.
- Chi tiết 3 cách xem Product Key trên Windows 10, Win 11 nhanh nhất
- Chia sẻ Top 5 lựa chọn phần mềm thay thế IDM mà bạn nên thử
Bảng so sánh tổng quan giữa các phiên bản Windows 10
Trước khi tìm hiểu chi tiết thì bạn hãy tham khảo bảng so sánh được tổng hợp ở dưới đây để tháy rõ được sự khác nhau giữa các tính năng hỗ trợ cho phần cứng hệ thống và các ứng dụng cụ thể trên các phiên bản Home – Pro – Enterprise – Edu.
Chi tiết về một số điểm khác biệt giữa các phiên bản Windows 10
Về cơ bản thì cả 4 phiên bản Home, Pro, Edu và Enterprise sẽ sở hữu các tính năng quen thuộc của hệ điều hành Windows bản quyền, đồng thời cũng hỗ trợ các tính năng bảo mật bao gồm nhận diện khuôn mặt và vân tay, hỗ trợ máy tính ảo và chế độ continuum mode để chuyển đổi đổi từ chế độ PC sang máy tính bảng.
Windows 10 Home
Windows 10 Home được thiết kế cho các PC, laptop, máy tính bảng với các tính năng hướng tới những người dùng phổ thông. Bao gồm các tính năng cần có của hệ điều hành Windows chính hãng như:
- Windows Start Menu: cung cấp một điểm khởi động trung tâm cho các chương trình máy tính và thực hiện các nhiệm vụ khác.
- Windows Hello: cách thức đăng nhập vào thiết bị bằng cách sử dụng sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, vân tay…).
- Microsoft Edge: trình duyệt Edge được cải tiến an toàn hơn, cung cấp cho bạn ghi chú trên các trang web.
- Continuum: cho phép người dùng tiếp tục sử dụng điện thoại của mình bình thường trong khi đang trình chiếu nó sang một màn hình khác.
Windows 10 Pro
Windows 10 Pro được phát triển dựa trên phiên bản Windows 10 Home và hướng đến đối tượng người dùng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ hay gia đình. Bản Pro đã được cải tiến khi tích hợp một số tính năng dành cho môi trường doanh nghiệp như:
- BitLocker: Là các phương thức mã hóa – cung cấp khả năng mã hóa toàn bộ ổ đĩa nhờ đó bạn có thể mã hóa toàn bộ hệ thống hoặc ổ đĩa gắn ngoài.
- Windows Remote Desktop: Công cụ này cung cấp kết nối đến máy tính của người dùng khác từ xa.
- Group Policy Management: Đây là một tài nguyên trung tâm để quản lý các nhóm Group Policy Objects (GPO). Mục đích chủ yếu là để điều khiển thiết lập cho các khía cạnh của quản lý dễ dàng hơn.
- Enterprise Data Protection: Giải pháp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho cho các phòng CNTT theo mô hình BYOD (Bring Your Own Device – Sử dụng thiết bị cá nhân).
Windows 10 Enterprise
Windows 10 Enterprise là phiên bản chủ yếu đẻ dành cho doanh nghiệp với các tính năng cơ bản của bản Pro và được bổ sung thêm một số tính năng hỗ trợ các cải tiến công nghệ và các tính năng tương đương với Windows 8.1 Enterprise. Cụ thể như sau:
- AppLocker: ông cụ giúp quản trị viên thiết lập những hạn chế hướng tới đối tượng là người dùng của các ứng dụng và chương trình đã được cài đặt trong hệ điều hành.
- Windows To Go Creator: người dùng có thể khởi động và chạy từ một số thiết bị lưu trữ lớn USB như ổ USB flash và ổ cứng ngoài.
- Credential Guard: thông qua việc cô lập và mã hóa cứng các hệ thống dữ liệu quan trọng để bảo vệ chống lại kiểu tấn công Pass-the-Hask.
- Device Guard: Bất kỳ ứng dụng nào trên hệ thống Windows mà không có trong chính sách toàn vẹn mã – Code Integrity Policies thì sẽ không được khởi chạy, tải hoặc sử dụng ngay cả khi bạn có quyền Administrator.
- Long Term Servicing Branch: Về cơ bản tính năng này có nghĩa là khách hàng doanh nghiệp có thể trì hoãn các bản cập nhật của Windows cung cấp các tính năng mới, nhưng vẫn nhận được các bản cập nhật bảo mật. Đây là tính năng sẵn có và duy nhất trên phiên bản Enterprise.
Windows 10 Education
Windows 10 Education là phiên bản có đầy đủ các tính năng của bản Enterprise nhưng cấu hình lại được thay đổi để phù hợp với môi trường giáo dục và được trang bị thêm Cortana. Trợ lý ảo Cortana là ứng dụng thoại mới của Microsoft, đóng vai trò như một một trợ lý kỹ thuật số ảo.
Mua bản quyền Windows 10 Pro giá rẻ
Tạm kết
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa bốn phiên bản Home – Pro – Edu và Enterprise của hệ điều hành Windows 10 rồi nhỉ. Vậy thì từ đó hãy lựa chọn ra phiên bản phù hợp nhất với nhu cầu của mình và liên hệ mgay với Win Giá Rẻ để mua Key Windows 10 bản quyền chính hãng nhé!