Remote Desktop hỗ trợ giao diện đồ hoạ dễ nhìn nhất để kết nối với các máy tính khác. Chúng được tích hợp sẵn có trong các phiên bản của hệ điều hành Windows. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về Remote Desktop và cách bật Remote Desktop trên Windows 10, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Win Giá Rẻ nhé!
Remote Desktop là gì?
Tính năng Remote Desktop Protocol viết tắt là RPD được tích hợp trên hệ điều hành Windows kể từ phiên bản Windows XP Pro. Remote Desktop giúp bạn truy cập máy tính từ xa trong cùng mạng LAN hoặc qua mạng Internet. Tính năng này cho phép người dùng có thể dễ dàng kết nối và điều khiển một máy tính hoặc một thiết bị khác từ xa.
Cách bật Remote Desktop trên Win 10
Nếu bạn đang sử dụng Win 10 có thể bật Remote Desktop bằng những các bước sau:
- Bước 1: Khởi động máy tính/ laptop có hệ điều hành Win 10.
- Bước 2: Nhấn Windows + I để mở cửa sổ Windows Settings ⇒ Chọn System.
- Bước 3: Chọn Remote Desktop ⇒ Chuyển trạng thái Enable Remote Desktop sang chế độ ON ⇒ Chọn Confirm.
Cách mở Remote Desktop trên Windows Server 2019
Nếu bạn muốn cài đặt được Windows Server 2019 trên máy chủ mới bất kỳ thì bạn cần mở Remote Desktop. Bởi mặc định Windows Server sẽ không tự động bật sẵn chức năng Remote Desktop cho các bạn.
Thực hiện các bước mở Remote Desktop qua các bước sau đây:
Bước 1: Khởi động máy chủ
Để có thể cài đặt được Remote Desktop, bạn cần cài đặt Windows Server 2019 bản quyền sẵn ở máy. Bạn khởi động máy chủ lên, kết nối máy chủ với màn hình của máy khác qua cổng HDMI hoặc VGA.
Sau đó đăng nhập vào máy chủ bằng tổ hợp phím Ctrl+Alt+Delete để truy cập được vào màn hình đăng nhập. Nhập pass tài khoản quản trị Administrator vào để đăng nhập máy chủ.
Bước 2: Bật Remote Desktop trên Windows Server 2019
Remote Desktop sẽ được nằm bên trong Server Manager nên khi bạn đăng nhập vào Windows Server thì Server Manager sẽ tự động được mở ra. Nếu Remote Desktop không tự mở thì bạn có thể bật qua các bước sau đây:
Chọn Start ⇒ Chọn Server Manager
Tại Server Manager, chọn Local Server
Tại Remote Desktop, chọn chữ Disabled hay chính là chữ Vô hiệu hoá
Chọn Allow Remote Connections to this Computer để hiện lên bảng Remote Desktop Firewall exception will be enabled. Sau đó nhận chọn OK để máy chủ tự động kích hoạt Rule Firewall. Nhấn chọn Apply => OK
Sau đó, bạn sẽ thấy được Disabled chuyển thành Enabled thì là thành công
Đến đây, bạn đã kích hoạt thành công Remote Desktop trên hệ thống máy chủ mới trên Windows Server 2019. Các bạn thực hiện các thao tác trên theo hướng dẫn nhé!
Hướng dẫn sử dụng Remote Desktop trên các thiết bị điện tử
Điều kiện là bạn bật Remote Desktop và cho phép truy cập từ xa trên cả 2 máy tính A và B. Sau đó làm theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy địa chỉ IP bằng cách nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run ⇒ Gõ CMD và tìm kiếm.
- Bước 2: Nhập từ ipconfig vào hộp thoại Command prompt ⇒ Nhấn Enter và sao chép địa chỉ IP tại IPv4 Address.
- Bước 3: Vào Windows, gõ Tìm kiếm Remote Desktop connection ⇒ Nhấn Enter để mở hộp thoại Remote Desktop Connection.
- Bước 4: Nhập địa chỉ IP máy tính bạn vừa sao chép vào mục Computer ⇒ Chọn Connect.
- Bước 5: Nhập User và Password nếu được yêu cầu bởi máy tính B
Tắt Firewall không kết nối được với máy chủ bằng việc
Nếu bạn không thể bật được máy chủ thì hãy thực hiện tắt Firewall. Khi bạn nhìn thấy hệ thống báo lỗi “Remote desktop can’t connect to the remote computer” thì bạn có thể thao tác tắt Firewall cho Remote Desktop. Để thực hiện, bạn thao tác theo các bước sau đây:
Bước 1: Gõ Control Panel vào mục tìm kiếm để chọn. Nhấn chọn System and Security => Chọn mục Windows Defender Firewall => Allow an app or feature through Windows Defender Firewall
Bước 2: Chọn Change Settings đặt tại vị trí góc trên cùng bên phải => Tìm Remote Desktop để chọn tích vào ô Private and Public => Nhấn chọn OK
Mua key Windows Server bản quyền giá rẻ
Bạn có thể tham khảo dịch vụ bán key Windows Server các phiên bản 2016, 2019 bản quyền chính hãng Microsoft với giá phải chăng hơn khi mua trên website của hãng.
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên của Win Giá Rẻ đã chia sẻ đến bạn cách mở Remote Desktop trên Windows Server 2019 và cách khắc phục lỗi không kết nối được. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thực thực tế. Chúc các bạn thao tác thành công!